bắn cá online đổi thưởngKèo Cực Đỉnh - Tặng Tân Thủ +15Tr

Trang chủ Dịch vụ Thi công sơn bả
Thi công sơn bả
Mã sản phẩm:

MP02

Giá:

Liên hệ

Đặt hàng

Thông tin sản phẩm

Thi công sơn bả là quá trình thi công lăn sơn kèm theo bả matit được tiến hành trước khi thực hiện các lớp sơn lót và sơn phủ nhằm giúp cho bề mặt tường trở nên bóng, mịn. Công việc sơn bả đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Các bước chi tiết thi công bả

a. Công tác chuẩn bị 

Kiểm tra giàn giáo thi công đảm bảo vững chắc, an toàn và thích hợp với khu vực thi  công. 

Có biên bản nghiệm thu công tác tô, trát khu vực thi công có thời điểm nghiệm thu  cụ thể. 

Kiểm tra chủng loại, chất lượng của loại bột bả được sử dụng (kèm theo hướng dẫn  sử dụng của nhà sản xuất). 

Kiểm tra việc bọc che khung cửa, cánh cửa và các thiết bị đã lắp trước đó.

b. Quy trình thi công bả 

Bả lớp 1, lớp 2 

Dùng bay thép hoặc dao trét để trét bột dẻo lên trần 

Dùng đèn chiếu sang để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả theo mặt phẳng tường  thực tế khi bàn giao. 

Sau khi trét lớp 2 thì khoảng 1 – 2 ngày thì tiến hành xả nhám bằng giấy giáp mịn.

Sau khi xả nhám, dùng chổi quét nhẹ bề mặt cho hết lớp bột áo bám ngoài rồi dùng  rẻ ướt hoặc con lăn thấm nước lăn qua sau đó chờ khoảng nửa ngày cho khô trở lại.

Để khô bề mặt sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.

c. Công tác kiểm tra 

Kiểm tra liều lượng pha trộn bột bả (độ dẻo độ đồng nhất). 

Kiểm tra các khuyết tật nếu có: d < 2mm, lồi lõm =< 1mm.

Kiểm tra độ thẳng, phẳng của bề mặt, góc cạnh sau xả matít:

Kiểm tra bằng đèn. 

Kiểm tra các vị tri đặt biệt, vị trí khuất, mặt dưới và mặt trên gờ cửa, chân tường,  góc tường, góc trần, tại các vị trí lắp đặt thiết bị. 

Độ dày của các lốp bả bột. 

Mỗi lớp bột đều phải được nghiệm thu trước khi thi công lớp tiếp theo.

Các bước chi tiết thi công sơn

a. Chuẩn bị và kiểm tra nghiệm thu bề mặt 

Ý nghĩa: Rất quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí  phát sinh ngoài định mức yêu cầu. 

Khi nghiệm thu, phát hiện lỗi trên bề mặt trát của trần khi chà ráp nhẵn bề mặt. Không đạt yêu cầu phải báo Chủ đầu tư, lập biên bản hiện trường làm cơ sở tính  phát sinh, tính thêm tiến độ, rồi mới thi công bước tiếp theo. 

Xác định độ ẩm của bề mặt vật liệu (trần, dầm, cột), độ ẩm khoảng từ (15 – 18)% là  có thể thi công sơn nước lót. Độ ẩm cao là nguyên nhân gây ra sự hư hại màng sơn  như phồng rộp, bong tróc, màu sắc loang lổ. 

Kiểm tra phần giao nhau giữa tường và trần nếu không vuông và ba via nhiều báo  cáo TVGS lập bên bản hiện trường để xử lý, nếu ít nhà thầu sẽ dùng máy mài bê  tông, chà nhẵn để thi công.

Khi thi công sơn 01 nước lót 02 lớp phủ trắng hoàn thiện trước khi lát nền và lắp  đặt thiết bị.

b. Quy trình thi công sơn bằng máy theo các bước như sau 

Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, nguồn điện ổn định cần thiết;  

Pha trộn vật tư, vật liệu đúng yêu cầu nhà sản xuất cung cấp;  

Nghiệm thu xong công tác mài ráp nhẵn bề mặt trần bả, tường, vệ sinh tẩy sạch lớp  cát bụi, dầu mỡ (nếu có); 

Máy phun sơn phải kiểm tra đảm bảo an toàn vận hành điện và lắp ráp khi thi công;  khi phun sơn phải kiểm tra toàn bộ đầu lọc sơn xem có bị cặn bẩn không, các đầu  bép có bị rỉ sét không. Vận hành thử áp lực, xả e trước khi thi công.

Phun sơn máy, 01 nước lót vào bề mặt tường đã mài nhẵn và để khô;

Sau khoảng 2-3 giờ, Phun sơn 01 nước phủ màu khoảng cách mỗi lớp sơn phải cách  

nhau đúng yêu cầu nhà sản xuất cung cấp. 

Khi sơn phủ màu nước 1 xong, sau 24h các công tác khác mới được thi công; 

Rulo:

Rulo dùng để lăn sơn vị trí dễ thao tác, với nơi có diện tích hẹp, nơi có không  dùng được bằng mày phun sơn (như điểm tiếp giáp giữa trần, tường, mép, hèm cửa,  độ rộng khoảng 20-50cm) 

Chổi sơ:

Dùng để quét sơn ở những đường biên, góc tường, nơi bề mặt hẹp. Chổi  quét dạng dẹt có độ rộng 100, 75, 50, 25mm. 

Thi công lắp đặt thiết bị các loại, che chắn các thiết bị riêng nền trải bạt rứa xong.

Thi công phun lớp sơn phủ màu nước 2, sau đó bóc vệ sinh thiết bị các loại và sơn  sửa lại các vị trí xung quanh thiết bị, hèm cửa, mép tường, các vị trí khuất bằng thủ  công, sau đó vệ sinh mặt bằng.

Ưu điểm của sơn phun bằng máy 

Độ bám dính của sơn với bề mặt trần cao, độ phẳng bề mặt đạt chất lượng cao;

Bề mặt sơn được phủ đều, màu sơn đồng nhất và đạt độ bóng tối đa;

Thi công nhanh hơn sơn rulo truyền thống, năng xuất lao động tăng, tiết kiệm chi  phí nhân công và vật liệu;

Đảm bảo ATLĐ khi thi công, tránh rủi ro, tiến độ hoàn thành dự án nhanh;

Dễ dàng di chuyển, tháo lắp, không phụ thuộc vào số lượng con người.

Nhược điểm khi phun bằng máy: 

Khi nghiệm thu thực tế lớp sơn lót thì độ lên màu của sơn máy không đạt bằng sơn  Rulo truyền thống. Có 2 nguyên nhân: 

Khi lăn sơn lót bằng Rulo thì sơn đi qua các vị trí lỗ hổng của mặt trần không thể  thẩm thấu sâu, sẽ tạo bọt khí, do đó cùng lượng sơn lăn Rulo sẽ dày màu hơn.

Khi thi công lớp sơn lót bằng máy, do sơn bị phun với áp lực cao để tạo độ bám sâu  vào bề mặt trần, thì độ phủ màu của sơn sẽ mờ hơn, nếu để màu trắng đạt như sơn  Rulo tỷ lệ hao hụt sơn sẽ cao hơn sơn Rulo truyền thống.

 

Bảo vệ sơn và vệ sinh

Đảm bảo công tác sơn đã triển khai, tránh làm hỏng lớp sơn đang ướt.

Rửa sạch dụng cụ thi công bằng nước sạch sau khi kết thúc công việc.

Môi trường, sức khoẻ và ATLĐ

Không hít bụi bột bả và sơn, phải mang khẩu trang thích hợp trong khi trà nhám và  lăn sơn. 

Tránh tồn trữ sơn ở nhiệt độ cao, khắc nghiệt. Bảo quản sơn ở nơi khô giáo và thoáng  mát; tránh xa khu vực vui chơi của trẻ em.

Nghiệm thu bàn giao

Nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ sau mỗi tầng hoàn thiện chia thành 3 nội dung  công việc nghiệm thu sau mỗi giai đoạn:

Nghiệm thu hoàn thiện xương.

Nghiệm thu  hoàn thiện tấm.

Nghiệm thu hoàn thiện sơn bả. 

Sau khi thi công xương xong nhà thầu sẽ căn chỉnh khung xương. Căn chỉnh đúng khoảng cách đi xương và cos trần thể hiện trên bản vẽ thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt. Tiến hành nghiệm thu nội bộ sau khi nghiệm thu nội bộ xong. Nhà thầu thi công chúng tôi sẽ mời bên tư vấn giám sát và đại diện của chủ đầu tư xuống nghiệm thu khung xương.

Sau khi nghiệm thu khung xương đạt yêu cầu nhà thầu. Chúng tôi sẽ tiến hành thi công lắp đặt tấm thạch cao và nghiệm thu nội bộ bề mặt tấm đạt yêu cầu và đảm bảo bề mặt tấm không bị cong vênh. Nhà  thầu chúng tôi sẽ mời tư vấn giám sát và chủ đầu tư xuống nghiệm thu bề mặt tấm  theo đúng tiêu chuẩn của chủ đầu tư.

Khi nghiệm thu đạt yêu cầu

Đối với loại trần chìm

Chúng tôi tiến hành sử lý mối nối và tiến hành bả lớp 1 và xả nhám. Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành phun sơn lót lớp 1, lớp 2. Khi đó tiến hành phun xong đến nơi có diện tích hẹp; Nơi không dùng được máy phun sơn (như  các điểm tiếp giáp trần, tường, mép, hèm cửa mà độ rộng từ 20 – 50cm …). Nhà thầu  chúng tôi sẽ dùng chổi và rulo để lăn bằng tay cho đến khi bề mặt trần đã được phủ  toàn bộ lớp sơn thứ 2 đạt yêu cầu.

Chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu nội bộ bề mặt  sơn bả. Sau đó mời tư vấn giám sát và đại diện bên chủ đầu tư nghiệm thu bề mặt sơn bả.

Hoàn thiện đạt yêu cầu thì nhà thầu chúng tôi sẽ lập biên bản xác nhận khối lượng  và biên bản bàn giao mặt bằng đã thi công hoàn thiện cho bên ban quản lý .

Nhà thầu sẽ phối hợp với Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và các nhà thầu khác tiến hành nghiệm thu vào giai đoạn cuối trước khi bàn giao công trình.

Mọi hư hỏng  trước khi bàn giao nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thay thế và sửa chữa lại.

//z-animo.com

 

Chia sẻ
Ý kiến bình luận
Sản phẩm liên quan

CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!